|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết

 TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH  LỊCH SỬ VĂN HÓA

ĐÌNH, CHÙA DANH THƯỢNG

 

          I. TÊN GỌI DI TÍCH

Đình chùa Danh Thượng, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

II. ĐƯỜNG ĐẾN DI TÍCH, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

1. Đường đến di tích

Cụm di tích đình, chùa Danh Thượng tọa lạc ở vị trí trung tâm làng Danh Thượng nhìn về hướng Tây Nam. Ngôi đình nằm phía trước ngôi chùa tạo thành một quần thể di tích liên hoàn cổ kính theo lối liên kết kiểu « Tiền thần hậu phật » đình trước, chàu sau.

Đường đi đến di tích thuận lợi cho các phương tiện giao thông đường bộ như ô tô, xe máy, xe đạp…Từ thành phố Bắc Giang đi xuôi theo trục đường quốc lộ 1A ( cũ) khoảng 10 km tới ngã tư Đình Trám rẽ phải tha trục đường 37 đi khoảng 17 km đến thị trấn Thắng. Từ thị trấn Thắng theo đường tỉnh lộ 295 đi khoảng 3km là đến xã Danh Thắng và cụm di tích đình, chùa Danh Thượng.

          2. Vị trí địa lý

Quần thể di tích đình, chùa Danh Thượng tọa lạc trên khu đất rộng và bằng phẳng ở trung tâm làng Danh Thượng nhìn về hướng Tây Nam. Đình Danh Thượng có tổng diện tích là 2586m2. Chùa Danh Thượng có tổng diện tích là  4191,9 m2. Phía trước cụm di tích là đường giao thông liên thôn và khu dân cư thôn Danh Thượng 1.

III. LỊCH SỬ DI TÍCH

Cụm di tích đình, chùa Danh Thượng là công trình văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo được xây dựng từ lâu đời và đã được tu sửa, tôn tạo qua nhiều giai đoạn.

1. Đình Danh Thượng

Theo các cụ cao niên cho biết, đình Danh Thượng xưa tọa lạc ở cách vị trí ngôi đình hiện nay khoảng 1km về hướng Tây. Do quá trình hình thành và phát triển làng, xóm đến đầu thế kỷ 18 ngôi đình đã đưuọc di chuyển về vị trí hiện nay ở trung tâm làng Danh Thượng. Căn cứ hiện trạng di tích, nguồn tài liệu, hiện vật còn bảo lưu trong di tích như hai bộ ngai thờ và bài vị thời hậu Lê thế kỷ 18, bức cửa võng trước thánh cung chạm khắc đẹp mang phong cách thời Nguyễn thế kỷ 19, các tài liệu hiện vật là cổ vật, hiện vật trong di tích như một đạo sắc phong cấp năm 1924, bát hương cổ thế kỷ 19, bộ bát tửu…cho biết đình Danh Thượng đã được xây dựng từ lâu đời và đã được tu sửa lớn ở thế kỷ 18,19 và các giai đoạn sau này. Qua nhiều lần tu sửa, hiện nay đình Danh Thượng vẫn còn bảo lưu được nhiều nét kiến trúc cổ của ngôi đình xưa

Đình gồm tiền đình 5 gian 2 chái và hậu cung 3 gian, bố cục hình chữ định. Khung mái chính thượng kèo hạ kẻ, 4 hàng chân cột lim vuông. Hiện đình còn bảo lưu được long ngai, bài vị, chấp kích, bát bửu, hương án, trống đại.

Là một làng có truyền thống lịch sử thuộc vùng đất văn hiến xưa, nơi có dòng họ La và nhiều dòng họ khác như họ Tô, họ Nguyễn, họ La ... đến tụ cư, sinh sống từ thế kỉ XVII. Vì thế ngôi đình là biểu tượng cho truyền thống lâu đời của cư dân nơi đây. Cho tới ngày nay ngôi đình vẫn là một trung tâm văn hoá-hành chính-tôn giáo, tín ngưỡng của làng. Ngôi đình đã chứng kiến bao biến đổi của dân làng Danh Thượng qua các chặng đường lịch sử.

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, đình là trung tâm, là nơi hoạt động của các đồng chí cán bộ cách mạng của Tỉnh uỷ và Trung ương. Nơi đây đã từng được đón tiếp đồng chí: Trần Văn Giàu - đặc phái viên Dinh Chính phủ Hồ Chủ Tịch về nói chuyện, cổ động quân dân kháng chiến trong khoảng thời gian dài; đồng chí Bồ Xuân Luật - Bộ trưởng về nói chuyện cùng cố đường lối kháng chiến chống Pháp..

Cũng trong thời kì này, đình đã công đức 30 mâm thau, củng đỉnh đồng, chuông đồng nặng hàng trăm kg cho nhà nước dùng vào việc đúc vũ khí, phục vụ kháng chiến..

Là một công trình văn hoá tiêu biểu của làng Danh Thượng nên nhân dân trong làng luôn quan tâm trùng tu, tôn tạo thường xuyên mong giữ lại được những nét cổ xưa của đình. Các năm trùng tu, tôn tạo có thể kể tới là: năm 1969, năm 1994, năm 2000 (xây dựng thêm 3 gian nhà tưởng niệm Hồ Chủ Tịch), năm 2005, đình được trùng tu thêm một lần nữa, gia cố các cột lim đã hư hỏng giúp ngôi đình thêm vững chắc

2. Chùa Danh Thượng ( Chùa Thượng Thư

Chùa Thượng thư nằm ở phía sau ngôi đình làng, mang trong mình một vẻ đẹp cổ kính. Chùa thường được gọi là chùa Danh Thượng, đây là cách gọi theo tên làng (làng Danh Thượng). Chùa có tên chữ là Thượng Thư tự

Chùa Danh Thượng là một ngôi chùa cổ, được xây dựng từ lâu đời. Chùa được xây dựng năm gian, bố cục kiến trúc hình chữ đỉnh gồm các hạng mục công trình:cổng tam quan, khuân viên, sân gạch, khu nội tự toà tam bảo, nhà tổ, nhà mẫu, nhà tăng.

Hiện chùa còn bảo lưu được nhiều nét kiến trúc và hiện vật có giá trị. Đó là hệ thống các tượng thờ chủ yếu được tạo tác vào thế kỷ XVIII mang phong cách tượng phật thời cuối triều Lê, đầu triều Nguyễn. Chùa còn một cây hương đá được tạo dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 3 (1707), một ngôi bảo tháp xây dựng năm 1926.

Năm 2010, chùa xây dựng lại hệ thống tường bao, khiến toàn cảnh ngôi chùa cùng vẻ đẹp cổ kính hiện ra.

Trải qua quá trình phát triển, chùa được nhiều lần trùng tu, sửa chữa, đặc biệt trong những năm gần đây, chùa đã nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo nhân dân trong làng và nhiều bà con làm ăn xa quê hương, hướng về, công đức khiến ngôi chùa ngày càng thêm khang trang, tố hảo.

Như vậy, qua tìm hiểu về đình, chùa Danh Thượng, ta thấy cụm di tích đình, chùa Danh Thượng được xây dựng từ lâu đời. Đây là một hệ thống di tích liên hoàn đình, chùa bề thế khang trang mà dân làng nơi đây luôn tự hào.

Với những giá trị Lịch sử - Văn hoá năm 2011, đình chùa Danh Thượng đã được UBND tỉnh Bắc Giang xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 1040/QĐ-UBND, ngày 29/7/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang

IV. LỄ HỘI LÀNG

Lễ hội làng Danh Thượng hàng năm được tổ chức vào ngày 12-09 âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo nhân dân trong ngoài làng tới tham dự. Lễ hội được tổ chức tại trung tâm khu vực đình, chùa và sân vận động của làng.

Lễ hội làng Danh Thượng mang đậm nét văn hoá tiêu biểu và giá trị riêng. Đó là việc cả cộng đồng làng đều hướng tới công đức vị thánh anh linh tối cao của làng - Vị thành hoàng làng Cao Sơn, Quý Minh.

Trong phần lễ đại diện ban khánh tiết làng đứng lên nói về thân tích, sự nghiệp của vị thành hoàng làng: Tấu các đức bề trên! Đương cảnh thành hoàng Đại vương Thượng đẳng thần Cao Sơn Quý Minh. Đệ tử thân dân mạn muội được bản đình uỷ thác nói về thần phả sự nghiệp của người. mong Người đánh chữ đại xá xin khải tẩu...

Trong ngày hội lệ việc làng nơi đình chung có những quy định nghiêm ngặt đã thành lệ tục. Đời này qua đời khác thực hành theo. Đó là việc các cụ lão làng phải luôn nêu cao trách nhiệm ra họp việc làng đông đủ, nghe và bàn việc đình làng... Song việc ngồi phải theo thứ tự trên dưới nhất nhì: trên dưới 80 tuổi ngồi chiếu trên nhất, 70 tuổi trở lên ngồi chiếu nhị, 60 tuổi trở lên ngồi chiếu ba, 50 tuổi lão làng ngồi chiếu tư. Cứ như vậy ban khánh tiết điều hành. Xưa người đời thường nói: Triều đình trọng nước, hương ước trọng sỹ. Để đảm bảo tông trọng thứ tự tuổi tác trên dưới cho đúng mực.

Trong ngày Lệ làng, việc quy định trang phục theo thứ tự ngôi thứ cũng được thể hiện rõ ràng. Mỗi lão làng phải có khăn xếp, áo dài đen quần trắng tuỳ tình hình điều kiện cấp bậc mà phải sắm mỗi khi ra lễ đình chung. Cụ Thượng quần áo khăn mũ đỏ, Ban khánh tiết thì khăn xếp vàng, lão làng áo the thâm quần trắng...

Việc tạo soạn ăn uống cũng được quy định rõ ràng: Dân lần xã lượt tạm thời là 50 tuổi nhập lão làng cho tới 60 tuổi sẽ đảm đương phục dịch công việc này. ban khánh tiết phải điều hành cho rõ đảm bảo sự vui vẻ và công bằng.

Những công việc trong ngày lệ được tiến hành tuần tự, nền nếp là do có sự hoạt động của nhiều ban hội trong làng: Ban khánh tiết trên đình dưới sự lãnh đạo của Đảng, Ban văn hoá nếp sống mới của làng, kết hợp cùng Thường trực Hội người cao tuổi xem xét, nghiên cứu, để đảm bảo thực hiện và truyền lưu tục lệ lễ hội hàng năm được đều đặn.

Trong ngày hội làng, bên cạnh phần tế lễ, phần rước long trọng, trang nghiêm, nhân dân tham gia lễ hội còn được xem nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như chọi gà, đấu vật, hát quan họ, tham gia các môn thể thao lành mạnh như đá bóng, cầu lông...

Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội làng Danh Thượng diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng của vị thành hoàng làng được suy tôn là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình./.

 

アクセス中: 10,038
1日当たりのページのアクセス回数: 294
1週間当たりののページのアクセス回数: 991
1か月当たりのページのアクセス回数: 7,423
1年間当たりのページのアクセス回数: 30,260
ページのアクセス回数 : 63,737