|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Quần thể di tích văn hóa, tôn giáo được xây dựng trong xã từ rất sớm, tiêu biểu là các ngôi đình, ngôi chùa như:

 - Đình Danh Thượng xây dựng cuối thời Lê, gồm tiền đình 5 gian 2 chái và hậu cung 3 gian, bố cục hình chữ Đinh (J); Khung mái chính có kết cấu thượng kèo hạ kẻ, 4 hàng cột lim vuông, hiện còn bảo lưu được long ngai, bài vị, chấp kích, bát bửu, hương án, trống đại. Năm 1969 đình được trùng tu lại, hàng năm đình mở hội vào ngày 12/9 (âm lịch). Cùng với đình – chùa Danh Thượng cũng khởi dựng cuối thời Lê. Chùa gồm tòa tiền đường 5 gian 2 chái và thượng điện 3 gian, bố cục hinh chữ Đinh (J). Các khung mái kết cấu thượng giường hạ kẻ, 4 hàng trên cột, Hệ thống tượng cổ còn khá nguyên vẹn với Tam thế, Tam tôn, Ngọc hoàng, Nam tào, Bắc đẩu, Cửu long, Quan âm, Đức ông, Thánh hiền và hộ pháp. Sân chùa còn cây hương đá tạo dựng năm Vĩnh Khánh thứ 6 (1735). Bên phải là nhà tổ 4 gian xây bình đầu bít đốc có bàn thờ tổ và bàn thờ soạn 2 gian. Vườn chùa còn 1 tháp gạch cổ, hàng năm mở hội vào rằm tháng giêng.

 Chùa thôn Đại Đồng mới xây dựng năm 1983, gồm 5 gian tiền đường 2 gian dĩ, thượng điện 2 gian bố cục chữ Đinh (J), xây bình đầu bít đốc, các vì mái thượng chồng hạ kẻ, 4 hàng chân cột bằng gỗ bạch đàn. Hệ thống tượng phật mới tạo, năm 

1995 dựng thêm 3 gian nhà mẫu, nhà tạo soạn 2 gian. Hội lệ cũng mở vào ngày 20 tháng giêng.

 Chùa Đoàn Kết dựng năm 1990, 3 gian tiền đường 2 gian chái, thượng điện 2 gian bố cục chữ Đinh (J) xây bình đầu bít đốc, bổ cột đường trụ, tường đắp nổi 2 pho tượng hộ lớn, các vì mái kết cấu thượng con chồng đấu kê hạ kẻ, 4 hàng chân cột bạch đàn. Có một số mảng trạm khắc giả cổ ở đầu dư, cốn trước, cốn sau, gồm mái hóa, long hóa. Hệ thống tượng phật bằng thạch cao mới làm được sơn thếp vàng. Hội cũng mở vào ngày 12 tháng giêng hàng năm.

 Chùa Phúc Thắng thượng tức Phúc Lâm Tự xây dựng thời Nguyên. Năm 1978 bị phá vỡ, năm 1996 dân làng hưng công xây lại thành chùa mới kiểu bình đầu bít đốc, bố cục hình chữ Đinh (J), khung mái thượng kèo hạ kẻ, 4 hàng chân cột bằng gỗ xà cừ. Hệ thống tượng phật mới đắp còn một cây hương đá cổ và cây tháp gạch, hội lệ mở vào ngày 21 tháng giêng.

 Đình chùa Phúc Thắng dựng thời Lê, thờ Cao Sơn, Quý Minh. Đình cũ đã bị dỡ, chỉ còn cây hương cổ. Năm 1990 dân làng hưng công xây lại 3 gian đại Đình, 2 gian hậu cung, bố cục hình chữ Đinh (J) xây bình đầu bít đốc. Các vì khung kết cấu thượng kèo hạ kẻ, 4 hàng chân cột bằng gỗ xà cừ. Hiện còn một số đồ thờ như long ngai, bài bị. Hội đình mở ngày 10 tháng giêng và 12 tháng 9 hàng năm.

 Chùa Phúc Thịnh (xóm Phúc Thịnh – Phúc Thắng) dựng trên 1 khu đất rộng khoảng 2 sào, đã bị hư hại nhiều. Gần đây dân làng xây dựng lại gồm 3 gian tiền đường, 2 gian chái, 2 gian tam bảo, Cái vì mái kết cấu thường con chồng hạ kẻ, 4 hàng chân cột,  bổ cột đồng trụ. Các đề tại trạm khắc có mai hóa, trúc hóa. Hệ thống tượng mới tạo, nhà tạo soạn 3 gian xây bình đầu bít đốc. Hội lệ hàng vào ngày 11 tháng giêng.

 Chùa Trung Phú xây dựng thời Lê Trung Hưng gồm tiền đường 5 gian, thượng điện 3 gian, bố cục hình chữ Đinh (J), xây bình đầu bít đốc, bổ cột đồng trụ. Cái vì mái chính kết cấu thượng kẻ hạ kẻ, 4 hàng chân cột; hệ thống tượng phật khá hoàn chỉnh được đưa từ Đình về vào năm 1998, nội tự còn 3 gian nhà mẫu, 2 gian nhà tạo soạn. Hội lệ hàng năm vào ngày 9 tháng 9.

 Đình Trung Phú cũng xây dựng thời Lê Trung Hưng, thờ Cao Sơn, Quý Minh, đình cũ đã bị dỡ. Năm 1990 dân làng xây dựng lại trên nền cũ gồm đại bái 3 gian 2 chái, hậu cung 2 gian, bố cục hình chữ Đinh (J), xây bình đầu bít đốc, bổ cột đồng trụ. Các vì mái thượng kèo hạ kẻ, 4 hàng chân cột. Trong đình có bức đại tự “Thánh Đức Anh Linh” (vị thánh có sự linh thiêng sáng tỏ) và long ngai bài vị. Hội lệ hàng năm vào ngày 9 tháng 9.

 Xã Danh Thắng còn có ngôi chùa ở xóm Xuân Bái gồm 5 gian tiền đường, 2 gian thượng điện, bố cục hình chữ Đinh (J), xây bình đầu bít đốc, bổ cột tứ trụ. Các vì mái chính tượng kẻ hạ kẻ, 4 hàng chân cột. Hệ thống tượng phật khá hoàn chỉnh, sơn thếp đẹp. Hội lệ mở vào ngày 18 tháng giêng hàng năm.

 Như vậy  trên địa bàn xã có nhiều công trình kiến trúc là những di tích văn hóa vật thể phong phú ở hầu hết các thôn, xóm. Ngoài đình chùa còn có điếm, nghè, văn chỉ…tuy nhỏ nhưng cũng có ý nghĩa quan trọng góp phần phản ánh đời sống tinh thần của con người ở đất này.

 - Về phong tục tập quán: Phong tục tập quán ở Danh Thắng tiêu biểu, sâu sắc như dựng vợ gả chồng, ma chay, lễ hội mùa màng, làm nhà v.v… Tín ngưỡng của người Danh Thắng. Chủ yếu và phổ biến là ảnh hưởng chi phối của đạo Phật, thờ cúng ông bà tổ tiên tại nhà, không ăn chay vào các ngày rằm mùng 1 (âm lịch hàng tháng) lễ tết trong năm các cụ bà đến chùa lễ Phật, cầu nguyện, không có người xuất gia đi tu. Đó cũng là nét chung của cư dân Hiệp Hòa. Những nơi con người sống đôn hậu, thuần phác, cần cù lương thiện, nhân văn gia huấn, kính lễ thành tâm, an cư lạc đạo. 

Thông báo Thông báo

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 12,782
Tổng số trong ngày: 25
Tổng số trong tuần: 3,162
Tổng số trong tháng: 4,093
Tổng số trong năm: 26,930
Tổng số truy cập: 60,407